“Sustainable (bền vững), responsible (có trách nhiệm), eco-luxury (sang trọng sinh thái), eco-designed (thiết kế sinh thái), recycled (tái chế), recyclable (có thể tái chế), reusable (tái sử dụng), solidarity-based (dựa trên sự đoàn kết), traceable (có thể truy vết), XX% natural origin (bao nhiêu % từ tự nhiên), carbon neutral (carbon trung tính), vegan (thuần chay), cruelty-free (không thử nghiệm trên động vật), clean (sạch sẽ), good for you (tốt cho con người), good for the planet (tốt cho hành tinh)…” Đây là những thuật ngữ đi kèm với việc ra mắt nước hoa trong những năm gần đây, được các tập đoàn mỹ phẩm quốc tế và các thương hiệu độc lập với những sản phẩm giới hạn sử dụng. 

Vậy Nước hoa bền vững có thực sự khả thi không?

Mặc dù mục đích ban đầu là đáng hoan nghênh, nhưng việc thực hiện các ý định và sự thiếu minh bạch về các phương tiện được sử dụng không may đã khiến điều này như một hình thức “Nhuộm xanh”/ Quảng cáo xanh (greenwashing). Thông qua đó, có thể khiến con người cảm thấy bớt tội lỗi khi tiêu thụ, như có thể thấy trong ngành thực phẩm. 

Một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với chủ đề này là kể từ năm 2020, trên trang web Sephora của Pháp đã có một bộ lọc “eco-responsible perfume – nước hoa có trách nhiệm với môi trường”. Qua đó, các sản phẩm bán chạy nhất thời điểm hiện tại được lọc ra, dẫn đầu danh sách là Dior Sauvage. Đi kèm với điều này là sự xuất hiện của các nhãn về sản phẩm tốt cho hành tinh – “positive gestures to take better care of the planet” – để đảm bảo rằng “bao bì được thiết kế sinh thái và nguồn cung ứng nguyên liệu có trách nhiệm”. Bộ lọc “vegan perfume – nước hoa thuần chay” đã tạo ra danh sách gồm 131 sản phẩm không chứa các thành phần có nguồn gốc từ động vật. Tất nhiên thì rất ít các loại nước hoa ngày nay sử dụng các thành phần này, đồng thời nếu một chai nước hoa có nhãn không được đề cập đến thì không nhất thiết sẽ tàn nhẫn với động vật (cruel to animals). 

Đối với “natural perfume – nước hoa tự nhiên”, bộ lọc này được kết hợp với khái niệm “good for you – tốt cho con người”. Chẳng hạn như tất cả các sản phẩm của Atelier Cologne được tuyên bố chứa thành phần “91% có nguồn gốc tự nhiên”, tuy nhiên không nói rõ điều này đang đề cập đến công thức của mùi hương hay thành phẩm cuối cùng, và cũng không giải thích tại sao nó tại tốt hơn cho con người. 

Ví dụ điển hình về một phương thức giao tiếp đã trở nên phổ biến này là dù ở Sephora hay trên báo chí, đều nêu bật một thực tế đáng buồn về việc sử dụng quá mức các thuật ngữ đã đơn giản hóa, nhưng lại thiếu vắng thông tin hữu ích. Đồng thời, sự hạn chế của công cụ này là không dành thời gian để giải thích và đánh giá, do đó chỉ gieo thêm sự hoang mang, nghi ngờ, thúc đẩy suy đoán và dẫn tới nỗi sợ hãi. Kết quả là sản phẩm có nhãn mác tốt nhất sẽ chiến thắng, bất kể kết quả thực tế đằng sau như thế nào.

Những thuật ngữ này không truyền đạt được nhiều thông tin hữu hình, nó chỉ củng cố ý tưởng về sự nghi ngờ dành cho nước hoa. Do đó, chúng ta nên chuyển hướng sự chú ý sang các thương hiệu tuyên bố sẽ làm được những gì. Đúng vậy, nhưng chính xác là điều gì? Đây có vẻ là một việc không hề dễ dàng. Và điều quan trọng là phải làm rõ những gì đã diễn ra đằng sau tất cả những khẩu hiệu này. Trong bối cảnh đại dịch Covid đã cướp đi khứu giác của nhiều người, thì cần làm sáng tỏ ý nghĩa thực sự của khái niệm về tính bền vững đối với nước hoa – một ngành công nghiệp có thị trường trị giá gần 35 tỷ đô la, đang tăng trưởng với tốc độ 10% và được dự đoán là sẽ tăng gấp đôi trong những năm tới.

Mặc dù vấn đề về nguồn nguyên liệu bị hạn chế bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 với sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng khái niệm về phát triển bền vững chỉ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980, khi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - International Union for Conservation of Nature (IUCN) công bố một báo cáo mang tên Chiến lược Bảo tồn Thế giới (World Conservation Strategy). Thuật ngữ này đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 như một cách kết hợp ba giá trị cốt lõi của sự phát triển là: môi trường, xã hội và kinh tế. Ngày nay, khái niệm này bị chỉ trích vì cho rằng hoàn toàn có thể phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên. Nói cách khác là hướng tới viễn cảnh mà sự phát triển vô hạn có thể tồn tại trong một thế giới hữu hạn.

Is sustainable perfumery possible? - Nez the olfactory cultural movement

(Nguồn: ByNez)

Mặc dù khái niệm về trách nhiệm sinh thái (eco-responsibility) đang lan rộng trong ngành hương với tốc độ chóng mặt như những lần ra mắt sản phẩm mới, nhưng ý nghĩa thực sự của nó dường như khó nhìn thấy và ít giá trị hữu hình hơn nhiều so với những tuyên bố trước đó. Đã có rất nhiều thuật ngữ, lời khẳng định và tuyên ngôn như thường lệ trong một ngành công nghiệp thích tỏ ra bí mật. Nhưng cũng có rất nhiều khẩu hiệu và câu đơn giản hóa, với một vài thông điệp có căn cứ và sắc thái để giải thích ý nghĩa rõ hơn và giúp mọi người đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn. 

Có phải thực tế là ít hơn 1% thành phần trong công thức mùi hương được trồng theo phương pháp hữu cơ có trọng lượng cân bằng sinh thái hơn hàng nghìn chai lọ được sản xuất và vận chuyển bằng xe tải, đóng gói trong những tấm giấy bóng kính (cellophane) khổng lồ? Hoặc hơn hàng trăm thông cáo báo chí được gửi riêng cho từng nhà báo? Một khía cạnh khác của trách nhiệm sinh thái thường được nhấn mạnh là đôi khi có hại cho các phương diện xã hội của phát triển bền vững. Bởi vì khi một sản phẩm tự hào là tốt cho hành tinh hoặc tốt cho con người thì liệu nó cũng có lợi cho những nông dân hoặc người sản xuất nguyên liệu thô ở các quốc gia chưa mạnh về địa chính trị* và kinh tế?

(*Địa chính trị (geopolitically) là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế)

Tiếp tục với cuộc hành trình mà điểm bắt đầu là việc đánh giá chi tiết về mùi hương tự nhiên vào cuối năm 2021, Nez sẽ đưa bạn đọc ra khỏi những khẩu hiệu thành văn của báo chí. Nhóm tác giả sẽ cung cấp những khám phá sâu sắc và minh bạch về hoạt động sản xuất, cũng như các phương pháp tiếp cận khả thi để tạo ra mùi hương ở tất cả các giai đoạn, điều sẽ hữu ích cho một tương lai tốt đẹp hơn. Từ việc trồng các cây hương liệu, sự chuyển đổi của chúng, sự tổng hợp các phân tử đến số phận của những chai không bán được, số lượng chất thải được tạo ra và tái chế, các công cụ có sẵn cho perfumers và các yếu tố khác nhau của bao bì, Nez sẽ đưa bạn đi sâu vào thế giới phát triển bền vững trong lĩnh vực nước hoa.


Bài viết được team Olfactozoom lược dịch, bổ sung và chỉnh sửa thông tin từ ByNez: https://mag.bynez.com/en/reports/perfumery-and-sustainable-development-behind-the-messaging/is-sustainable-perfumery-possible/

*Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Copyright - Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog Olfactozoom.


Đọc thêm:

Các công nghệ mới nhất trong ngành hương

Ngành hương đã sẵn sàng cho cuộc Cách Mạng Hoá học Xanh?


Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn